Kinh nghiệm buôn bán đồ chơi trẻ em cần phải biết

12575 lượt xem

Đánh giá tổng quan về nghề buôn bán đồ chơi trẻ em

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, song song với sự phát triển đó đời sống người dân cũng ngày càng được cải thiện đáng kể, các bậc phụ huynh đang có xu hương quan tâm đến sự phát triển toàn của con em mình nhiều hơn. Thay vì chỉ quan tâm đến thể chất như trước đây, họ đã bắt đầu chú trọng đến sự phát triển tư duy, trí tuệ và các kỹ năng cần thiết đối với con trẻ. Đó là lý do mà các loại đồ chơi đồ chơi đang được tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường như hiện nay.

Khó khăn và thách thức của nghề buôn bán đồ chơi

Không bỏ lỡ cơ hội này các nhà đâu tư đã nhanh chóng bắt và tìm kiếm cho mình một vị trí thích hợp trong ngành nghề này, các cửa hàng đồ chơi trẻ em đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các khu vực thành thị hoặc trung tâm thành phố, có mặt khắp nơi trên cả nước. Cơ hội là vậy, nhưng cũng có rất nhiều cửa hàng vẫn phải lao đao và không thể chống chọi được với những khó khăn, thách thức của lĩnh vực này, dẫn đến thua lỗ và phải dừng hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm buôn bán đồ chơi trẻ em cần phải biết

Đó là lí do chúng tôi sẽ gởi đến bạn đọc những thống tin bổ ích qua bài viết này, hy vọng sẽ mang đến một cái nhìn khách quan và bổ sung thêm kinh nghiệm buôn bán cho những ai đã và đang quang tâm đến ngành nghề này, với mong muốn thị trường đồ chơi được phát triển lành mạnh và đúng hướng hơn.

Tại sao nên chọn lĩnh vực đồ chơi trẻ em để buôn bán?

Tuy có khác nhau về những loại đồ chơi yêu thích, nhưng hầu hết trẻ em đều rất thích thú với những món đồ chơi, có một số bé thích siêu nhân hoặc búp bê,một số khác lại thích ô tô và nấu ăn, nhưng chung quy  tất cả đều là đồ chơi. Từ sở thích đó của các bé, kèm theo tâm lý cha mẹ luôn muốn đáp ứng nhiều điều con cái mình yêu thích. Những món đồ chơi cũng vì vậy mà được tiêu thụ ngày càng nhiều.

Vai trò của đồ chơi trẻ em là mang lại cảm xúc và khơi dậy trí tò mò để thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới ở trẻ nhỏ. Những món đồ chơi giúp cho các bé hiểu biết thêm về vạn vật xung quanh, bổ xung kiến thức, rèn luyện tư duy và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các bé, quan trọng hơn nữa là khả năng hòa nhập cộng đồng ở đô tuổi thiếu nhi.

Kinh nghiệm buôn bán đồ chơi trẻ em cần phải biết

Khi chọn lĩnh vực buôn bán này, chúng ta cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển toàn diện ở trẻ, bằng cách mang đến những món đồ chơi chất lượng, hữu ích và lành mạnh. Một công việc vừa kiếm được lợi nhuận mà lại vừa mang đến cho trẻ em niềm vui là một điều có ý nghĩa rất lớn.

Tiềm năng phát triển của đồ chơi trẻ em còn rất lớn

Nhìn lại quá khứ hình thành và phát triển của thị trường đồ chơi, chúng ta có thể thấy nó chưa bao suy giảm hoặc ngừng phát triển. Lớp trẻ này lớn lên thì lại có lớp trẻ khác được sinh ra, và tất cả trẻ nhỏ đều muốn có những món đồ chơi yêu thích. Từ đó tạo ra tiềm năng phát triển rất lớn cho lĩnh vực đồ chơi trẻ em, cũng như mang đến thêm nhiều cơ hội cho nhưng ai muốn tham gia khai thác thị trường này.

Đã có rất nhiều người thành công nhờ đi lên từ lĩnh vực này, điểm qua một số thương hiệu tiêu biểu như Mykingdom, Bibomart, Con Cưng… và còn nhiều cửa hàng đồ chơi lớn ở khắp nơi trên cả nước, điều đó cho thấy ngành nghề đồ chơi mang lại nhiều cơ hội cho người kinh doanh.

Tuy nhiên, cũng có không ít những thách thức đang chờ bạn phía trước, để đương đầu với những khó khăn bạn cần trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thử thách để chinh phục lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Cần bao nhiêu tiền vốn để mở một cửa hàng đồ chơi trẻ em?

Chắc hẳn đây là vấn đề mà ai cũng muốn biết, bởi khi muốn tham gia đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng cần phải có một số tiền vốn nhất định, và đồ chơi cũng không ngoại lệ. Tùy theo ngân sách bạn có mà phân bổ các khoản chi phí cần thiết một cách hợp lý để khởi tạo cửa hàng đồ chơi phù hợp với điều kiện cho phép. Bạn không thể cứ nhìn người khác rồi làm theo mà quên mất số vốn của mình có thể hoàn thiện và duy trì công việc đó hay không, đến một lúc nào đó bạn phải bỏ cuộc vì không đủ tiền để chi trả các khoản chi phí cho cửa hàng của mình, dẫn đến thâm hụt hoặc mất vốn.

– Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần phải nắm vững các chi phí đầu tư cơ bản như sau để tiện cân đối:

– Chi phí thuê mặt bằng bán đồ chơi

Tùy theo địa điểm và diện tích mặt bằng sẽ có giá thuê khác nhau, nếu mặt bằng có diện tích khoản 40-80m2, ở các tuyến đường lớn nằm trong khu vực trung tâm, phù hợp để kinh doanh đồ chơi thì ước tính khoản từ 15 – 25 triệu/1 tháng.

Kinh nghiệm buôn bán đồ chơi trẻ em cần phải biết

Cũng với diện tích tương tựa như vậy, nhưng vị trí ở các vũng ven sẽ có giá từ 8 đến 15 triệu.

Một hình thức thuê mặt bằng đang phổ biến và được nhiều người quan tâm là thuê mặt bằng trong các trung tâm thương mại, khu mua sắm. Nơi đây thu thút những đối tượng khách hàng cao cấp, phù hợp để bán những món đồ chơi đắt tiền và có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên giá thuê cũng khá đắt đỏ, có thể lên đến hơn 100 triệu/1 tháng.

Ngoài ra, cũng có giải pháp khác đỡ tốn kém hơn, đó là thuê kiot trên các tuyến đường hoặc sạp chợ cũng có giá từ 4 đến 6 triệu/ 1 tháng, mà vẫn thể kinh doanh loại mặt hàng đồ chơi hiệu quả.

Đối với mô hình kinh doanh đồ chơi 39K còn có lựa chọn khác nữa là thuê các điểm bán ở ven đường hoặc các khu hội chợ tiêu dùng dành cho người thu nhập thấp với giá 3 đến 5 triệu/ 1 tháng. Đối tượng khách hàng ở đây là công nhân các khu công nghiệp khu chế xuất, với lợi thế giá rẻ hoàn toàn có thể thu hút được đông đảo khác hàng tham gia mua sắm.

– Chi phí sửa chửa và trang trí cửa hàng đồ chơi

Bạn không thể thuê một cái mặt bằng rồi đem đồ chơi chất đống vào trong đó để bán được, vì sẽ làm giản giá trị của món hàng, dễ hư hỏng bao bì và khách hàng sẽ không thể nhìn thấy hết hàng hóa để lựa chọn. Cách duy nhất là phải sửa sang lại mặt bằng và bố trí, sắp xếp hàng hóa ngăn nắp, gọn gàng mới có thể buôn bán được.

Vậy chi phí sửa chửa và trang trí cửa hàng đồ chơi bao gồm những gì? Sau đây là một số hạng mục sửa chửa và trang trí cửa hàng đồ chơi để bạn tham khảo, tùy theo hiện trạng và quy mô của cửa hàng mà bạn cân đối những thứ cần làm hoặc có thể bỏ qua nếu khoogn cần thiết.

  • Lát gạch, sơn tường, đóng trần nhà, lắp cửa kính… Ước tính khoản 30 đến 70 triệu đồng, hoặc có thể hơn đối với cửa hàng cao cấp ở các trung tâm thương mại.
  • Lắp đèn chiếu sáng, trang trí => từ 3 đến 10 triệu đồng.
  • Gia công lắp đặt hộp đèn, bảng hiệu, panel quảng cáo=> từ 5 đến 20 triệu đồng.
  • Lặp đặt kệ trưng bày sản phẩm => từ 3 đến 15 triệu đồng.
  • Quầy lễ tân và máy móc thu ngân => từ 7 đến 20 triệu đồng.
  • Các hạng mục phát sinh khác => 5 đến 10 triệu

– Trả lương nhân viên bán hàng đồ chơi

Đây là khoản chi phí  linh hoạt và hoàn toàn có thể điều tiết theo tình hình hoạt động của cửa hàng, tùy theo quy mô lớn nhỏ mà bạn thuê nhân viên cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Thạm chí đối cửa hàng có quy mô nhỏ thì bạn tự đứng bán vẫn không có vấn đề gì.

Nên nhớ khoản chi phí trả lương nhân viên bán hàng này là được trích từ lợi nhuận của cửa hàng để chi trả, bạn chỉ bỏ ra một khoản tiền lương trong 3 tháng đầu khi chưa có lượng khách ổn định

Tùy theo năng lực làm việc, vị trí đảm nhiệm mà bạn ấn định mức lương hợp lý cho họ, cũng cần có chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên cống hiến và phục vụ lâu dài.

Tiền vốn nhập hàng đồ chơi trẻ em bao nhiêu là đủ?

Tiền vốn nhập hàng đồ chơi rất quan trọng, nó quyết định sức mạnh cạnh tranh của bạn trên thị trường, nếu vốn nhiều thì nguồn hàng của bạn sẽ đa dạng và phong phú hơn các cửa hàng khác. Và ngược lại, tiền vốn bị hạn chế bạn sẽ không thể nhập đủ hàng để buôn bán, khiến cho thiếu đi những mặt cần thiết mà khi khách hỏi mua sẽ không có, dẫn đến việc khách hàng sẽ qua cửa hàng khác và bạn sẽ mất khách hàng đó.

Kinh nghiệm buôn bán đồ chơi trẻ em cần phải biết

Giá cả mặt hàng đồ chơi trẻ em có biên độ chênh lệch khá cao, có thể từ vài nghìn cho đến vài triệu đều có cả. Vậy nên bạn cần xem xét đối tượng khách hàng mà mình hướng tới đến lựa chọn mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đối với khu vực dân cư có đời sống cao bạn nên nhập những mặt hàng đắt tiền để bán, còn đối với các cửa hàng gần khu công nghiệp, khu chế xuất thì nên chọn những mặt hàng rẻ tiền hơn một chút để dễ bán.

Ước tính một cửa hàng đồ chơi cao cấp thì tiền vốn nhập hàng có thể ở mức 200 đến 300 triệu hoặc có thể hơn. Tuy nhiên, với một cửa hàng vùng ven thì chỉ ở mức từ 50 đến 100 triệu vẫn có thể bao quát được nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, mô hình bán hàng bán đồng giá 39K thì chỉ với khoản 25 triệu vẫn có thể nhập hàng đủ để buôn bán, bởi các điểm bán lưu động luôn bị hạn chế về diện tích mặt bằng nên cũng khó có thể trưng bày được nhiều như ở các cửa hàng được.

Một cửa hàng kinh doanh đồ chơi cần bao nhiêu sản phẩm?

Với vô số các mẫu mã đồ chơi được bày bán trên thị trường sẽ khiến cho những người mới bước vào nghề rối tung lên không biết nên chọn cái nào để bán, và mua bao nhiêu sản phẩm thì đủ. Có thể thấy đây là một vấn đề khó đối với người mới và lẫn những người đã có 1,2 năm kinh nghiệm.

Thế thì câu trả lời của việc này sẽ được phân tích ở một khía cạnh ngắn gọn để bạn đọc có nền tảng phân bổ hàng hàng cho hợp lý nhé.

Đừng nhìn vào mẫu mã đồ chơi nữa, càng nhìn sẽ càng rối và cuối cùng là không biết mua những gì cả. Thay vào đó chúng ta hãy phân loại nhóm hàng và tính năng để dễ dàng phân tách chúng ra và lựa chọn mặt hàng phù hợp nhập vào. Cụ thể là:

Đồ chơi bé trai => Phương tiện, siêu nhân, lắp ráp, động vật, thể thao, xếp hình…

Đồ chơi bé gái => Búp bê, nấu ăn, bác sĩ, trang điểm, làm bánh, xe kem..

Mỗi nhóm thường được chia ra làm 3 loại: điều khiển, dùng pin và không dùng pin, ở đây hệ số tương đối là 2.2, vì có một số nhóm không có điều khiển và dùng pin.

Sau đó mỗi loại ước tính khoản 5 – 10 mẫu. Hệ số tương đối là 07

Mỗi mẫu sẽ nhập về từ 3 đến 10 sản phẩm tuy theo quy mô của của hàng. Hệ số tương đối là 05

Như vậy ta có con số gần đúng nhất là: 12 x 2.2 x 7 x 5 = 924 sản phẩm

Nếu là cửa hàng nhỏ bán những mặt hàng trung bình thì có thể đổ đồng 100.000đ/1 sản phẩm. Ước tính khoản 100 triệu.

Đối với gian hàng 39K chuyên về đồ chơi giá rẻ thì mức giá trung bình khoản 28.000đ/1 sản phẩm. Ước tính khoản 25 triệu tiền vốn.

Lưu ý: hãy cứ phân loại theo cách mà mình dễ dàng nhận biết nhất, việc mua hàng và sử dụng còn tùy thuộc vào sở thích của từng bé, có những trường hợp bé trai thích chơi đồ nầu ăn hoặc ngược lại. Điều đó không ảnh hưởng đến chuyện phân loại hàng nhập của bạn.

X