Tư vấn về đồ chơi phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ

1620 lượt xem

Việc lựa chọn đồ chơi cho con trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn đồ chơi sao cho phù hợp với từng lứa tuổi. Bài viết dưới đây của dochoi39k sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết về các mẫu đồ chơi theo từng lứa tuổi phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn phát triển của bé. Giúp cha mẹ có những lựa chọn đúng đắn và thông minh.

Tại sao cần chọn đồ chơi theo từng lứa tuổi?

Tại sao cần chọn đồ chơi theo từng lứa tuổi?

Tại sao cần chọn đồ chơi theo từng lứa tuổi?

Việc lựa chọn đồ chơi theo từng lứa tuổi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về nhiều mặt:

Đảm bảo an toàn cho bé

Đồ chơi không phù hợp có thể gây nguy hiểm cho trẻ, chẳng hạn như đồ chơi có kích thước quá nhỏ dễ gây nghẹt thở, đồ chơi có góc cạnh sắc nhọn dễ gây trầy xước.

Đồ chơi phù hợp lứa tuổi mới kích thích tư duy

Đồ chơi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và phát triển các kỹ năng tư duy.

Đúng với sở thích của con trẻ

Đồ chơi đúng với sở thích của trẻ sẽ tạo hứng thú và giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực.

Phù hợp với giới tính của trẻ

Đồ chơi phù hợp với giới tính sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn về vai trò và vị trí của mình trong xã hội.

Hướng dẫn ba mẹ cách chọn đồ chơi theo từng lứa tuổi

Để chọn được đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau:

Đọc kỹ thông tin về sản phẩm đồ chơi

Trước khi mua, cha mẹ cần đọc kỹ các thông tin trên bao bì sản phẩm, bao gồm độ tuổi phù hợp, chất liệu sản xuất, tính năng và hướng dẫn sử dụng.

Kiểm tra kỹ các góc cạnh sản phẩm con chơi không gây nguy hiểm

Đối với trẻ nhỏ, nên chọn những loại đồ chơi có bề mặt nhẵn bóng, không có góc cạnh sắc nhọn để tránh gây trầy xước cho bé.

Không nên chọn những loại đồ có nguy cơ nghẹt thở, quá nhiều chi tiết

Đồ chơi có kích thước quá nhỏ hoặc có nhiều chi tiết nhỏ có thể gây nghẹt thở hoặc trẻ có thể nuốt vào bụng gây nguy hiểm.

Không nên chọn những loại đồ có nguy cơ nghẹt thở, quá nhiều chi tiết

Chọn đồ chơi điện tử chỉ nên có kích thước bé

Đồ chơi điện tử nếu có màn hình thì nên chọn loại có kích thước màn hình bé, để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử gây hại cho mắt của trẻ.

Gợi ý một số loại đồ chơi theo từng độ tuổi cho bé

Dưới đây là một số gợi ý về các loại đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi của bé:

Đồ chơi cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Các bé sơ sinh rất thích quan sát và theo dõi người khác bằng mắt. Trẻ thường ưu tiên nhìn gương mặt và các vật phát sáng hay có màu sáng. Dưới 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể với đồ vật, hào hứng với những cử động mà tay và chân mình có thể làm được, bé thích nhấc đầu lên, xoay đầu về phía âm thanh, đưa đồ vật vào miệng và rất nhiều những hành động khác

Sau đây, là các món đồ chơi cũng như vật dụng phù hợp nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

  • Đồ chơi lúc lắc: Những món đồ nhẹ nhàng, cầm dễ, có tiếng kêu vui tai kích thích thị giác và thính giác của bé.
  • Đồ kích thích giác quan: Những đồ chơi rực rỡ, có nhiều họa tiết và kết cấu khác nhau giúp bé phát triển thị giác, xúc giác và khả năng phân biệt màu sắc.
chon-do-choi-luc-lac-de-thuong-cho-tre-so-sinh
Chọn đồ chơi lục lạc dễ thương cho trẻ sơ sinh

Ví dụ các món đồ chơi cụ thể ở lứa tuổi 0 – 6 tháng tuổi:

  • Những đồ chơi mà bé có thể với tay lấy, cầm nắm, mút, lắc, phát ra âm thanh như: Lục lạc, những chiếc vòng, búp bê mềm, banh có bề mặt xúc giác,…
  • Những thứ trẻ có thể lắng nghe được giai điệu dành cho trẻ nhỏ như: Thơ, bài hát ru, những bài hát đơn giản.
  • Những thứ để trẻ quan sát: Hình những gương mặt treo quanh nôi để trẻ nhìn, gương phẳng.

 

Đồ chơi cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Đồ chơi cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Đồ chơi cho trẻ từ 7 – 12 tháng

Các bé ở độ tuổi này sẽ thích vận động không ngừng từ lăn, ngồi sang bò, trườn, nảy người, nắm vật để kéo người lên và đứng. Trẻ có thể nhận biết được tên của mình và một số từ thông dụng, có thể xác định các bộ phận cơ thể, tìm kiếm vật thể bị giấu, lấy vật ra và bỏ vào lại thùng đựng, bịch đựng.

Các nhóm đồ chơi phù hợp nhất với trẻ:

  • Đồ chơi xếp hình: Những khối vuông, khối tròn và các hình dạng cơ bản khác giúp bé học về hình khối, cải thiện khả năng phối hợp tay mắt và tư duy logic.
  • Đồ có nút bấm: Đồ chơi phát ra tiếng nhạc, đèn hoặc chuyển động khi nhấn nút, giúp bé khám phá nguyên nhân và kết quả.
  • Đồ nhiều màu: Đồ chơi có nhiều màu sắc giúp bé phát triển thị giác và nhận thức về màu sắc, hỗ trợ phát triển trí tưởng tượng.
tu-van-ve-do-choi-cho-be-tu-7-den-12-thang-tuoi
Tư vấn về đồ chơi cho bé từ 7 đến 12 tháng tuổi

Ví dụ các đồ chơi phù hợp với trẻ từ 7 – 12 tháng cụ thể:

  • Búp bê nhỏ, con rối, xe nhựa, xe gỗ đồ chơi,…
  • Tô nhựa, hạt nhựa lớn, banh, các khối đồ chơi xếp chồng lên nhau hoặc lồng vào nhau.
  • Đồ chơi xây dựng: Khối xây dựng bằng gỗ hoặc vật liệu mềm.
  • Đồ chơi rèn luyện: Banh lớn, đồ chơi đẩy kéo, vật mềm để bò lên.

Đồ chơi cho trẻ đủ 12 tháng

Đồ chơi cho trẻ đủ 12 tháng

Đồ chơi cho trẻ 12-24 tháng

Đây là độ tuổi các bé có thể tiếp thu nhanh ngôn ngữ, bắt đầu có ý thức về sự nguy hiểm. Nhưng vẫn muốn thử nghiệm rất nhiều như: Nhảy từ trên cao, leo trèo, đu bằng tay, lăn lộn, chơi vật lộn. Trẻ có thể điều khiển tay, các ngón tay khá linh hoạt và thích chơi với những vật thể nhỏ.

Ba mẹ nên chọn các đồ chơi như bảng chữ, số vì những đồ này sẽ giúp bé làm quen với chữ cái, số và các khái niệm đơn giản.

Bên cạnh đó, nhạc cụ đồ chơi như trống, đàn hoặc chuông giúp bé phát triển khả năng âm nhạc, cảm thụ nhịp điệu và sự phối hợp tay mắt.

do-choi-khoi-xay-dung-cho-be-tu-1-den-2-tuoi
Đồ chơi khối xây dựng cho bé từ 1 đến 2 tuổi

Các món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi từ 1 – 2 tuổi như:

  • Đồ chơi giải đố, đồ chơi xếp hình khối gỗ, những khối lắp ráp xếp khít vào nhau, đồ chơi giúp trẻ học cách phân loại (Theo kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi hương).
  • Đồ chơi khối xây dựng, xe đồ chơi nhỏ, đồ chơi công trình, bộ vật dụng nhà bếp, bàn ghế đồ chơi, quần áo hóa trang, búp bê kèm phụ kiện, con rối và đồ chơi cát.
  • Đồ chơi giúp trẻ sáng tạo hơn như bút marker và bút sáp lớn không độc, có thể tẩy xóa được, bút lông để vẽ, màu để vẽ bằng ngón tay, giấy lớn để vẽ và tô, giấy màu cứng, kéo không ngọn, bảng phấn + phấn, nhạc cụ.
  • Sách, truyện tranh với nhiều chi tiết vui nhộn, bắt mắt.
  • Đồ chơi âm nhạc với nhiều thể loại khác nhau phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Đồ chơi rèn luyện sức khoẻ như: Banh lớn, banh nhỏ để đá và ném, đồ chơi để cưỡi/lắc, đồ chơi đường hầm, chướng ngại vật thấp để leo với đệm đỡ phía dưới và đồ chơi búa hay gậy để gõ.

Đồ chơi cho trẻ 12-24 tháng

Đồ chơi cho trẻ 12-24 tháng

Đồ chơi cho trẻ 36 tháng trở lên

Trẻ mầm non và trẻ mẫu giáo có khả năng tập trung cao hơn trẻ mới biết đi. Ở độ tuổi này các bé có thể nói rất nhiều và đặt rất nhiều câu hỏi. Trẻ thích thử nghiệm với những đồ vật khác nhau và thử nghiệm với khả năng vận động còn đang phát triển của chúng. Trẻ thích chơi cùng bạn bè và không thích thua. Trẻ có thể đợi đến phiên mình và khi lớn hơn chút nữa thì trẻ có thể chia sẻ đồ chơi với những trẻ khác.

Những đồ chơi mô phỏng các công việc như bác sĩ, đầu bếp hay thợ trang điểm giúp bé phát triển trí tưởng tượng, khả năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề.

do-choi-khoi-go-giai-do-thong-minh-cho-be-tu-3-tuoi-tro-len
Đồ chơi khối gỗ giải đố thông minh cho bé từ 3 tuổi trở lên

Ngoài những loại đồ chơi kể trên, trẻ lớn hơn còn thích các loại đồ chơi sau:

  • Đồ chơi xây dựng (như Lego hoặc Mega Bloks) giúp bé phát huy trí tưởng tượng, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng vận động.
  • Đồ chơi nghệ thuật (như bút màu, đất nặn hoặc nhạc cụ) giúp bé phát triển sức sáng tạo, khả năng biểu đạt và kỹ năng vận động tinh.
  • Đồ chơi đọc sách giúp bé phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết và trí tưởng tượng.
  • Đồ chơi giải đố, đố xếp hình, các khối xếp hình khít vào nhau, bộ sưu tập và những vật thể nhỏ để phân loại theo chiều dài, chiều ngang, chiều cao, hình dạng, màu sắc, mùi hương, số lượng như nắp chai nhựa, tô nhựa và nắp, chìa khóa, vỏ sò, đồ nhựa tập đếm, hình khối nhỏ nhiều màu.
  • Đồ chơi đóng kịch và đồ chơi mô hình xây dựng: Các khối lắp ghép để xây dựng các công trình phức tạp, xe đồ chơi, bộ đồ chơi xây dựng, đồ hàng (đồ dùng thiết bị trong nhà, đồ ăn), quần áo hóa trang, búp bê kèm phụ kiện, con rối và sân khấu rối đơn giản, đồ chơi cát.
  • Bút sáp lớn và nhỏ, bút lông vẽ, màu để vẽ bằng ngón tay, giấy vẽ lớn và nhỏ, giấy màu cứng, bảng phấn + phấn, đất nặn và bột nặn, dụng cụ tạo hình, keo, giấy và vải vụn để thiết kế, các loại nhạc cụ như bộ gõ, lắc, lục lạc, đàn organ nhỏ.
  • Sách tranh với nhiều chữ hơn và nhiều chi tiết thú vị hơn.
  • Banh lớn và nhỏ để đá và ném/chụp, xe ba bánh, đường hầm, chướng ngại vật leo trèo cao hơn có đệm đỡ, xe đẩy và xe cút kít, chày và banh nhựa, đồ chơi bowling, đồ chơi nhắm và ném mục tiêu, ghế làm việc với đồ chơi kẹp, búa, đinh và cưa.

Đồ chơi cho trẻ 36 tháng trở lên

Đồ chơi cho trẻ 36 tháng trở lên

Việc chọn đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ không chỉ đơn giản là một việc mua sắm, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc lựa chọn đồ chơi theo từng độ tuổi giúp đảm bảo an toàn cho trẻ, kích thích tư duy và sở thích của bé, cũng như phát triển các kỹ năng xã hội.

Bằng cách đọc kỹ thông tin sản phẩm, kiểm tra an toàn, chọn đúng loại đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển. Điều này sẽ khiến cha mẹ giúp con trẻ có những trải nghiệm vui vẻ và bổ ích nhất.

Đồ chơi không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là cầu nối giữa bé và thế giới xung quanh, giúp trẻ tự tin khám phá và phát triển bản thân. Hãy để tình yêu của mình dành cho con trẻ được thể hiện qua việc lựa chọn những món đồ chơi theo từng lứa tuổi phù hợp, an toàn và bổ ích nhất.

Chúc các bậc phụ huynh luôn có những quyết định đúng đắn và tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu!

X