Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em đầy đủ từ A – Z
Ngành hàng đồ chơi trẻ em tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ, mang đến tiềm năng kinh doanh to lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, để nhập khẩu mặt hàng này thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang băn khoăn về những thủ tục này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây của Đồ chơi 39k!
Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em tuân thủ những quy định nào?
Các quy trình về thủ tục nhập khẩu đồ chơi cho trẻ em được thể hiện đầy đủ trong các văn bản pháp luật sau:
- Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009.
- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
Nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần đảm bảo điều kiện gì?
Điều kiện nhập khẩu đồ chơi trẻ em được thể hiện rõ tại Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL, cụ thể:
- Các mặt hàng đồ chơi chưa qua sử dụng, đảm bảo mới 100%.
- Chất lượng đồ chơi phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em quy định tại Thông tư 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2009/BKHCN.
- Đồ chơi trẻ em có hình thức, nội dung, tính năng, kiểu dáng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách. Không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.
Các sản phẩm đồ chơi trẻ em nếu đáp ứng các điều kiện trên sẽ được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Dán nhãn hàng đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu
Đối với các mặt hàng nhập khẩu thì việc dán nhãn hàng hóa là quy định bắt buộc. Điều này giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được nguồn hàng và đơn vị chịu trách nhiệm.
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nội dung nhãn mác của mặt hàng đồ chơi trẻ em bao gồm các thông tin:
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Xuất xứ hàng hóa.
Thông tin trên nhãn mác phải sử dụng tiếng Anh. Hoặc nếu sử dụng các ngôn ngữ khác thì phải có dịch thuật. Vị trí dán nhãn là trên bề mặt của kiện hàng như: trên kiện gỗ, trên thùng carton, trên bao bì sản phẩm.
Việc không dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai sẽ khiến nhà nhập khẩu gặp những rủi ro như:
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
- Bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Hàng hóa dễ bị hư hỏng, thất lạc do không có nhãn cảnh bảo khi xếp dỡ, vận chuyển.
Xác định mã HS cho đồ chơi trẻ em
Đây cũng là một trong những thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Việc xác định mã HS sẽ xác định được thuế GTGT, thuế nhập khẩu và chính sách nhập khẩu. Dưới đây là mã HS của các loại đồ chơi trẻ em mà bạn có thể tham khảo:
Mã HS | Sản phẩm |
95030010 | Xe đạp ba xánh, xe có bàn đạp, xe đẩy và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê |
95030021 | Búp bê có hoặc không có trang phục |
95030030 | Xe điện, kể cả đèn hiệu, đường ray và các phụ kiện khác |
95030040 | Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành |
95030050 | Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi vật liệu trừ plastic |
95030060 | Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người |
95030070 | Các loại đồ chơi đố trí |
95030091 | Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ cái, chữ số hoặc hình con vật, bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói, bộ xếp chữ, bộ đồ chơi in hình, máy may đồ chơi, bộ đồ chơi đếm, máy chữ đồ chơi |
95030092 | Dây nhảy |
95030093 | Hòn bi |
95030094 | Các đồ chơi khác, bằng cao su |
95030099 | Đồ chơi trẻ em loại khác |
Việc áp dụng đúng mã HS vô cùng quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi. Việc xác định sai mã HS mang đến những rủi ro như:
- Bị trì hoãn trong thủ tục hải quan.
- Chậm trễ trong quá trình giao hàng.
- Bị phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Nếu phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ chịu mực phát sinh ít nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần giấy tờ gì?
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em được quy định rõ tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Vận đơn đường biển;
- Tờ khai hải quan;
- Danh sách đóng gói;
- Hóa đơn thương mại;
- Cứng nhận xuất xứ nếu có;
- Hợp đồng thương mại;
- Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy;
- Catalogue.
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em nhập khẩu
Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em không thể thiếu bước kiểm tra chất lượng. Quy trình này được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tạo tài khoản và đăng ký hồ sơ
Đăng ký kiểm tra chất lượng đồ chơi được thực hiện trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Do đó trước tiên bạn cần phải tạo lập tài khoản trên trang một cửa quốc gia. Sau khi có tài khoản sẽ tạo hồ sơ đăng ký. Cơ quan quản lý là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng quản lý doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất việc tạo tài khoản, bạn chọn đơn vị kiểm tra chất lượng. Sau khi có tờ khai hải quan sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm tra.
Bước 2: Lấy mẫu và tiến hành kiểm tra
Sau khi khai báo hồ sơ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ duyệt hồ sơ. Bạn có thể liên hệ hải quan để làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi. Liên hệ với trung tâm kiểm tra chất lượng để lấy mẫu tại kho hoặc tại cảng.
Bước 3: Nhận kết quả và bổ sung kết quả
Sau khi có kết quả thì bạn có thể tải file chứng thư lên hồ sơ đăng ký. Theo quy định không phải tất cả các loại đồ chơi trẻ em đều phải kiểm tra chất lượng, một số loại không cần kiểm tra. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại thông tư 3810/QĐ-BKHCN và thông tư 09/2019/TT-BKHCN.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em được thực hiện theo quy trình các bước dưới đây:
Bước 1: Khai thông tin tại tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được khai trên phần mềm khai hải quan. Bạn cần dựa trên các chứng từ và thông tin hàng hóa để hai. Ngoài ra, dựa vào mã HS đồ chơi để khai thuế và làm căn cứ kiểm tra chất lượng.
Bước 2: Kiểm tra chất lượng
Bộ Khoa học công nghệ là đơn vị quản lý đồ chơi trẻ em. Riêng với các sản phẩm đồ chơi giáo dục thì bộ Văn hóa kiểm tra. Để đăng ký kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em nhập khẩu thì bạn tạo tài khoản trên trang một cửa.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Ở bước này, bạn cần mang toàn bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để nộp hồ sơ vào. Sau khi cán bộ hải quan kiểm tra và không còn bất cứ vướng mắc nào thì tờ khai sẽ được chấp thuận. Lúc này đơn vị nhập khẩu cần đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Sau khi đóng đầy đủ thuế, tờ khai sẽ tự động được thông quan.
Bước 4: Vận chuyển hàng về kho bảo quản
Sau khi tờ khai nhập khẩu thông quan, bạn có thể mang hàng về kho. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ được các đơn vị chuyên trách làm việc. Sau khi có kết quả hợp chuẩn hợp quy đồ chơi trẻ em thì thông tin sẽ được đẩy lên trang một cửa để hoàn tất hồ sơ nhập khẩu.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tùy thuộc vào đặc tính của loại đồ chơi để phân loại mã HS.
- Thuế GTGT nhập khẩu đồ chơi trẻ em là 5%.
- Đồ chơi vận động tại nhà trẻ không được xếp vào đồ chơi mang tính giáo dục.
- Đồ chơi trẻ em là xe sẽ dựa vào chiều cao yên xe để xem xét có cần kiểm tra chất lượng hay không.
- Có thể xin miễn kiểm tra chất lượng nếu đồ chơi là hàng mẫu.
Trên đây là tổng hợp thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em đầy đủ, chi tiết nhất. Các doanh nghiệp nếu có nhu cầu nhập khẩu đồ chơi cần nắm rõ các quy trình, thủ tục này để đảm bảo thực hiện đúng và đủ và tuân thủ theo quy định pháp luật.